
Cách các dự án NFT tạo ra lợi nhuận
1. Giới thiệu
Vào tháng 3 năm 2022, dự án game NFT Axie Infinity đã bị tấn công, dẫn đến việc mất 600 triệu USD. Hacker đã chiếm quyền kiểm soát cầu nối giữa Ethereum và Ronin Network, chuyển toàn bộ tiền của người dùng ra khỏi nền tảng. Chỉ sau 8 ngày, công ty chủ quản Sky Mavis đã thông báo gọi vốn thành công 150 triệu USD và cam kết đền bù mọi thiệt hại của vụ hack trước đó. Điều này đặt ra câu hỏi: Làm thế nào họ có thể huy động được số tiền lớn như vậy trong thời gian ngắn?
2. Doanh thu từ việc bán NFT
Axie Infinity đã kiếm được 1.3 tỷ USD trong năm 2021, một con số ấn tượng đối với một doanh nghiệp trẻ đến từ Việt Nam, nhờ bán ra hàng trăm ngàn NFT. Tổng khối lượng giao dịch ghi nhận lên tới 4 tỷ USD
Không chỉ có Axie, nhiều dự án NFT khác cũng phát triển mạnh mẽ và tiếp cận tới nhiều người. Tuy nhiên, sự phát triển nhanh chóng của NFT cũng gây ra nhiều tranh cãi. Một số người xem đây là một phần quan trọng của ngành công nghiệp, trong khi các phương tiện truyền thông đại chúng tập trung vào những trường hợp tiêu cực để mô tả NFT như một trò lừa đảo gắn mác công nghệ và nghệ thuật.
Tuy nhiên, tranh cãi dường như chỉ khiến người ta biết về NFT nhiều hơn, thay vì đe dọa sự tồn tại của nó. NFT dần trở nên phổ biến và đi sâu vào văn hóa của công chúng. Theo báo cáo của Finder, 240 triệu người trên thế giới đã sở hữu NFT. Con số này ở Mỹ là 6.6 triệu người, ở Việt Nam là 6 triệu người.
Nhận thấy khả năng tiếp cận đáng kinh ngạc của NFT, tháng 3/2023, thương hiệu cà phê nổi tiếng Starbucks ra mắt bộ sưu tập NFT đầu tiên. Họ gọi NFT của mình là “tem” bản giới hạn “The Siren Collection” và đã bán sạch sau khi list sàn.
Tương tự, các thương hiệu lớn cũng bắt đầu có cho mình bộ NFT riêng. Trong đó có Adidas, Nike, Tiffany, Gucci, Budweiser, McLaren...
3. Cách các dự án NFT tạo ra lợi nhuận
Ngày 5/3/2021, cựu CEO Twitter – Jack Dorsey – rao bán dòng tweet đầu tiên dưới dạng NFT và thu về 2,8 triệu USD. Cơn sốt NFT lên đỉnh khi tác phẩm của nghệ sĩ Beeple được bán với giá 69 triệu USD, thu hút sự tham gia của nhiều studio và nghệ sĩ.
NFT trở thành giải pháp lý tưởng cho sản phẩm số nhờ tính độc nhất, không thể sao chép và xác thực qua blockchain. Một số NFT như Cryptopunk đã tăng giá từ vài chục đô lên hơn 10 triệu USD. Mỗi NFT chỉ thuộc về một ví tại một thời điểm và mọi giao dịch đều minh bạch.
NFT không chỉ giúp nghệ sĩ bán tác phẩm toàn cầu mà còn mở rộng sang thể thao, âm nhạc, bất động sản… Mỗi lĩnh vực đều có cách khai thác giá trị riêng. Trong thời đại số, khi con người dành phần lớn thời gian trên Internet, việc sưu tầm, “khoe” tác phẩm kỹ thuật số trên mạng xã hội trở thành xu hướng.