Phân biệt Hack, Scam, Attack và Exploit trong Crypto

Phân biệt Hack, Scam, Attack và Exploit trong Crypto

Thanh Tú26/6/2025

1. Tổng quan về các mối đe dọa trong thị trường Crypto

 

Trong năm 2024, thị trường tiền mã hóa tiếp tục đối mặt với nhiều thách thức về an ninh, với tổng thiệt hại từ các vụ hack, lừa đảo và tấn công mạng lên đến hàng tỷ USD. Theo báo cáo từ Immunefi, chỉ trong quý 3 năm 2024, lĩnh vực crypto mất 423.9 triệu USD do 34 sự cố tấn công bảo mật và 3 vụ lừa đảo, nâng tổng vụ tấn công trong năm lên 179 và tổng thiệt hại đạt 1.34 tỷ USD tính đến thời điểm đó.

Đáng chú ý, các vụ hack chiếm phần lớn thiệt hại, với 564.2 triệu USD bị mất trong quý 2 năm 2024, tăng 112% so với cùng kỳ năm trước. Trong số này, vụ tấn công vào sàn giao dịch WazirX của Ấn Độ gây thiệt hại 234.9 triệu USD, chiếm 45% tổng thiệt hại trong quý 3.

Các cuộc tấn công này không chỉ ảnh hưởng đến các sàn giao dịch lớn mà còn tác động mạnh mẽ đến người dùng cá nhân, đặc biệt những người thiếu kinh nghiệm hoặc không áp dụng các biện pháp bảo mật cần thiết.

 

2. Phân biệt các hình thức tấn công trong Crypto

 

2.1. Hack – Xâm nhập trái phép

Hack trong thị trường crypto ngày càng trở nên phổ biến và gây ra những sự việc đáng tiếc. Đây là hành vi truy cập bất hợp pháp vào hệ thống hoặc tài khoản cá nhân nhằm đánh cắp tài sản hoặc thông tin nhạy cảm.

Nguyên nhân chính của các vụ hack có thể đến từ lỗ hổng trong hệ thống bảo mật, các kỹ thuật lừa đảo (social engineering) hoặc thậm chí hành vi gian lận nội bộ.

Những vụ hack có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng cho cả sàn giao dịch lẫn người dùng:

  • Tài sản bị đánh cắp khó lấy lại: Khi tài sản kỹ thuật số bị mất, việc truy vết và thu hồi gần như không thể.

  • Mất uy tín: Các sàn giao dịch hoặc ví bị hack thường đánh mất lòng tin của người dùng, thậm chí dẫn đến phá sản.

Một ví dụ điển hình là vụ hack sàn giao dịch Mt. Gox vào năm 2014, nơi hacker đánh cắp 850,000 BTC, trị giá hơn 450 triệu USD thời điểm đó, thiệt hại hơn 16 tỷ USD theo giá trị năm 2024. Một sự cố khác là vụ hack Binance năm 2019, khi hacker khai thác lỗ hổng API và đánh cắp 7,000 BTC, trị giá hơn 40 triệu USD tại thời điểm đó.

"Not your keys, not your crypto" – Một bài học lớn là nguyên tắc “không giữ khóa riêng, không sở hữu crypto”.

 

2.2. Scam – Lừa đảo người dùng

 

Scam là hành vi lừa đảo người dùng thông qua các chiêu trò như dự án giả mạo, hứa hẹn lợi nhuận cao để chiếm đoạt tài sản, thường nhắm vào người dùng thiếu kinh nghiệm hoặc ham lợi nhuận nhanh.

Những chiêu trò này thường nhắm vào những người mới tham gia thị trường, thiếu kinh nghiệm, hoặc nhà đầu tư nhỏ lẻ dễ bị hấp dẫn bởi lời hứa lợi nhuận cao mà không kiểm tra tính minh bạch của dự án.

Khi gặp phải scam trong thị trường crypto, người dùng cần ngay lập tức dừng mọi giao dịch liên quan để hạn chế tổn thất và báo cáo vụ việc cho nền tảng nhằm ngăn chặn scam lan rộng. Đồng thời, việc cảnh báo cộng đồng là cần thiết để những người khác không rơi vào bẫy tương tự.

Bài học từ các vụ scam lớn như Bitconnect (2018) hay Squid Game Token (2021) nhấn mạnh rằng, chỉ đầu tư vào các dự án minh bạch và đa dạng hóa danh mục đầu tư là cách hiệu quả để giảm thiểu rủi ro.

 

2.3. Attack – Tấn công mạng

 

Attack đề cập đến các cuộc tấn công mạng như DDoS nhằm làm gián đoạn dịch vụ, gây thiệt hại cho các nền tảng và người dùng.

Các cuộc tấn công này không chỉ ảnh hưởng đến các sàn giao dịch lớn mà còn tác động mạnh mẽ đến người dùng cá nhân, đặc biệt những người thiếu kinh nghiệm hoặc không áp dụng các biện pháp bảo mật cần thiết.

 

2.4. Exploit – Khai thác lỗ hổng

 

Exploit là hành vi khai thác lỗ hổng trong hợp đồng thông minh hoặc giao thức DeFi để trục lợi, thường nhắm vào các dự án mới hoặc chưa được kiểm toán kỹ lưỡng.

Trong tất cả các trường hợp, người dùng cuối cùng chịu ảnh hưởng nặng nề nhất, mất mát tài sản và niềm tin vào thị trường. Do đó, việc nâng cao nhận thức về các mối đe dọa này và áp dụng các biện pháp bảo mật phù hợp là vô cùng quan trọng để bảo vệ tài sản và thông tin cá nhân.